CÔNG TY TNHH THIẾT KẾ XÂY DỰNG TRƯỜNG TUYỀN XIN KÍNH CHÀO QUÝ KHÁCH - ĐƠN GIÁ XÂY NHÀ PHẦN THÔ LÀ 3.200.000 - 3.600.000 Đ/M2 - ĐƠN GIÁ XÂY NHÀ TRỌN GÓI LÀ 5.100.000 - 5.900.000 Triệu Đ/M2 - HotLine: 0775 496 496
Xây Dựng Trường Tuyền
CÔNG TY TNHH THIẾT KẾ XÂY DỰNG TRƯỜNG TUYỀN
Điện thoại: 0775 496 496 - 0366 829 829
Email: xaydungtruongtuyen@gmail.com
Địa chỉ: 150 Phạm Văn Bạch - Phường 15 - Quận Tân Bình - TP. Hồ Chí Minh

Những loại móng cơ bản nhất định phải biết trước khi xây nhà

Những loại móng cơ bản nhất định bạn phải biết trước khi tiến hành xây nhà

Móng nhà là yếu tố quan trọng bậc nhất cần được lưu ý khi xây nhà hay cải tạo, sửa chữa nhà cũ liên quan đến gia tăng tải trọng. Móng có nhiệm vụ nâng đỡ cả công trình, quyết định đến độ bền vững, thời gian sử dụng và giá thành của ngôi nhà. Một ngôi nhà chẳng thể vững vàng nếu thiếu đi hệ thống móng.

Móng hay móng nền, móng nhà là hạng mục xây dựng nằm dưới cùng của công trình xây dựng như tòa nhà, cầu, đập nước. Chức năng chính của móng là chịu tải trọng tĩnh, động của toàn bộ công trình truyền xuống và phân tán tải trọng này xuống nền. Quá trình xây nhà bao gồm cả việc lựa chọn, thiết kế và thi công móng cho phù hợp nhằm đảm bảo công tình không bị lún, nứt hay đổ vỡ.

Việc phân loại móng công trình giúp chúng ta nhận biết và phân biệt các loại móng khác nhau, từ đó đánh giá hiệu quả phù hợp với từng loại công trình. Căn cứ vào tính chất tầng đất và tải trọng, chiều cao công trình mà kỹ sư sẽ quyết định sử dụng loại móng nào cho phù hợp và đảm bảo an toàn. Chẳng hạn, với những công trình nhà ở quy mô nhỏ, thấp tầng như nhà cấp 4, biệt thự hay nhà phố thì phần nền móng không cần quá phức tạp, trừ khi nền đất quá yếu. Tuy nhiên, nếu xây dựng những công trình cao tầng như cao ốc, nhà chung cư thì phần nền móng sẽ phức tạp hơn rất nhiều từ khâu thiết kế cho tới thi công.

Phân loại móng dựa theo độ nông, sâu

Thông thường, móng công trình được phân loại thành móng nông và móng sâu dựa vào độ sâu chôn vào đất.

Móng nông  được xây trên hố móng đào trần, sau đó lấp lại. Thông thường, độ sâu chôn móng khoảng dưới 1.5 – 3m nhưng cũng có trường hợp đặc biệt lên tới 5-6m. Móng nông được sử dụng cho các công trình chịu tải nhỏ và trung bình với nền đất tương đối tốt, nếu nền móng yếu thì có thể gia cố nền. Với móng nông, người ta lại phân ra như sau:

Móng đơn  móng đơn (móng cột, đế cột, móng trụ, móng độc lập) là loại móng đỡ một cột hoặc gồm một cụm cột đứng sát nhau, có tác dụng chịu lực cho công trình. Móng đơn được sử dụng dưới chân cột nhà, mố trụ cầu, cột điện… Loại móng này nằm riêng lẻ, có thể là hình chữ nhật, hình vuông, tròn hay tám cạnh… Móng đơn có thể là móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp. Đây cũng là loại móng tiết kiệm chi phí nhất.

Xem Thêm >>>  Báo Gía Xây Nhà Phần Thô Tại TP Hồ Chí Minh 

Hình ảnh Móng đơn

Móng băng

Móng băng (móng liên tục) thường có dạng một dải dài, nằm độc lập hoặc giao cắt với nhau theo hình chữ thập để nâng đỡ hàng cột hay tường. Để thi công móng đơn, người ta phải đào móng quanh khuôn viên công trình hoặc đào móng song song với nhau trong khuôn viên đó. Móng băng được ứng dụng phổ biến trong xây dựng nhà hơn cả vì nó lún đều và dễ thi công hơn so với móng đơn.

Móng băng thuộc loại móng nông. Móng băng ở hồi nhà phải dùng loại tốt hơn móng băng ở tường ngăn hay dọc nhà. Tuy nhiên, khi thi công, người ta thường đặt móng băng cùng chiều sâu, vì thế phải làm móng băng ở hồi rộng hơn. Trong xây dựng nhà, móng băng có thể là móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp.

Xem Thêm >>>    Những Mẫu Thiết Kế Cầu Thang Đẹp Hiện Đại

Hình ảnh Móng Băng

Móng bè

Móng bè (móng bản, móng toàn diện) trải rộng dưới toàn bộ công trình nhằm làm giảm áp lực của công trình trên nền đất.  Đây vốn là loại móng nông, thường sử dụng ở nơi có nền đất yếu, sức kháng nén yếu hoặc dùng cho những công trình quá lớn, chịu tải trọng nặng.

Xem Thêm >>>    Dịch Vụ Xây Nhà Trọn Gói Quận 1

Hình ảnh Móng Bè

Móng sâu 

là loại móng không cần đào hố móng hoặc chỉ cần đào một phần, sau đó hạ, đưa móng xuống độ sâu thiết kế. Móng sâu phù hợp với những công trình có tải trọng lớn nhưng nền đất tốt nằm ở tầng sâu. Móng sâu thường được hiểu là móng cọc.

Móng cọc

Là loại móng gồm có cọc và đài cọc, dùng để truyền tải trọng của toàn bộ công trình xuống nền đất tốt bên nằm sâu bên dưới. Khi thi công, người ta sẽ đóng, hạ những cây cọc xuống tầng đất sâu để làm tăng khả năng chịu tải cho móng. Trước kia, ở Việt Nam, cọc tre và cọc cừ tràm được sử dụng khá phổ biến như một biện pháp gia cố nền đất dưới công trình. Ngày nay, cọc bê tông cốt thép trở nên phổ biến hơn nhờ chịu được tải trọng lớn và bền vững.

Xem Thêm >>>  Báo Gía Xây Nhà Trọn Gói Tại TP Hồ Chí Minh 

Hình ảnh Móng Cọc
Công đoạn đổ bê tông lót khi thi công móng cọc

Ngoài ra còn có nhiều cách phân loại khác như:

Phân loại móng theo cách chế tạo

Căn cứ vào cách chế tạo móng mà người ta phân thành hai loại là móng lắp ghép và móng đổ toàn khối.

  • Móng lắp ghép: Loại móng này có các cấu kiện được được chế tạo sẵn, sau đó được vận chuyển đến công trường để lắp ghép. Móng lắp ghép có chất lượng tốt và được cơ giới hóa nhưng không được sử dụng phổ biến bởi quá trình vận chuyển tương đối phức tạp.
  • Móng đổ toàn khối: Vật liệu chính của móng đổ toàn khối là bê tông đá hộc, bê tông cốt thép và bê tông, sử dụng phổ biến cho nhiều loại công trình.

Phân loại móng theo đặc tính của tải trọng

Nếu xét theo đặc tính tác dụng của tải trọng, móng trong xây dựng được phân loại thành móng chịu tải tĩnh và móng chịu tải động.

  • Móng chịu tải trọng tĩnh: Móng nhà, công trình chịu tải trọng tĩnh.
  • Móng chịu tải trọng động: Móng cầu trục, công trình cầu, móng máy.

Phân loại móng theo vật liệu

Các loại vật liệu thường được sử dụng để làm móng gồm: đá hộc, bê tông, bê tông cốt thép, gạch, gỗ, thép…

  • Móng đá hộc: Loại móng này có cường độ lớn, thường được ứng dụng ở những vùng có sẵn vật liệu.
  • Móng bê tông và bê tông cốt thép: Loại móng này có cường độ cao, tuổi thọ lâu và được ứng dụng phổ biến trong ngành xây dựng.  
  • Móng gạch: Được sử dụng cho những công trình có tải trọng nhỏ, trên nền đất tốt, nơi có mực nước ngầm nằm sâu bên dưới.
  • Móng gỗ: Móng gỗ có tải trọng nhỏ, tuổi thọ ngắn nên ít được sử dụng, chỉ phù hợp để xử lý nền đất yếu hay dùng cho những công trình tạm thời.
  • Móng thép: Loại móng này cũng ít được sử dụng vì chất liệu thép dễ bị nước trong đất và nước ngầm xâm thực làm han gỉ.

Phân loại theo độ cứng

  • Móng cứng: Được làm từ các vật liệu chịu lực đơn thuần như móng bê tông, móng gạch, móng bê tông đá hộc, móng khối đá hộc. Móng cứng phù hợp với những khu vực có mạch nước ngầm ở dưới sâu.
  • Móng mềm: Thành phần móng có vật liệu chịu lực, nén và uốn. Vì thế, tải trọng tác động lên đỉnh móng bao nhiêu thì ở dưới đáy vẫn bấy nhiêu. Nếu áp dụng giải phép lắp ghép thì móng mềm sẽ giúp tiết kiệm vật liệu và rút ngắn thời gian thi công.

Xem Thêm >>>  Công Ty Sửa Chữa Nhà Nâng Tầng Chuyên Nghiệp
Móng 5
Móng cứng và móng mềm

Phân loại theo hình thức chịu lực

  • Móng chịu tải trọng đúng tâm: Loại móng này đảm bảo hướng truyền lực thẳng từ trên xuống vào đáy trung tâm. Nhờ vậy, móng đáp ứng được yêu cầu chịu lực tốt và lực được phân phối đều dưới đáy móng.
  • Móng chịu tải lệch: Đây là loại móng có kết cấu đặc biệt nên hợp lực các tải trọng không đi qua trung tâm của mặt phẳng đáy móng. Móng chịu tải lệch phù hợp với các khu vực hiểm trở như giữa nhà mới và nhà cũ, khe lún…

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Điện thoại: 0775 496 496 – 0366 829 829
Email: xaydungtruongtuyen@gmail.com

Xem thêm

Báo giá xây nhà phần thô  | xây nhà trọn gói tại quận 1   |  giá xây nhà trọn góiDịch vụ sơn nhà trọn gói   | Xây nhà trọ giá rẻXây Dựng Trường Tuyền |  xây nhà tiền chế   | xây nhà trọn gói tân bình  | Tường chịu lực là gì? | Độ Sụt Bê Tông Là Gì? | Cải tạo nâng tầng nhà, và những điều cần biết 

Nguồn:Thanhnienviet

Xin chào các bạn! Mình là Lê Khắc Trường - là người đam mê thiết kế xây dựng, xây nhà trọn gói, xây nhà phần thô, sửa nhà... Tất cả nội dung viết trên website xaydungtruongtuyen.com đều dựa trên 10 năm kinh nghiệm tư vấn, thiết kế, giám sát, thi công nhà phố của mình.

Website: https://xaydungtruongtuyen.com

Bình luận gần đây (0 bình luận)

  • Tôi muốn sửa chữa nhà 2 tầng ở Bình Chánh tổng diện tích sàn 100m2
    Sơn, tô trát, ốp, lát, trần thạch cao trang trí, lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng…
    bên công ty có làm cả nội thất nữa phải không ạ.
    Mong công ty khảo sát tư vấn giúp tôi, xin cảm ơn

  • Tôi có mảnh đất mặt tiền 7m chiều sâu 18m ở huyện củ chi.
    Dự kiến xây phòng trọ cao tầng cho thuê, diện tích mỗi phòng dự kiến 6 x 3,5m, mỗi tầng khoảng 5 phòng, tổng là 15 phòng trọ.
    Mong muốn xây 3 tầng dưới cho thuê, tầng trên cùng gia đình sử dụng để ở. Trên cùng là sân phơi, rất mong công ty tư vấn và báo giá giúp tôi ạ?

  • Tôi đang có nhu cầu sửa lại nhà:
    Diện tích: 4×16,7m
    Hiện trạng 1 trệt, 1 lầu, 1 sân thượng với mái tum.
    Cần nhà công ty tới khảo sát báo giá cho tôi theo các hạng mục thực tế.
    Địa điểm: Liên khu 10-11, quận Bình Tân Tp Hồ Chí Minh

  • Tôi muốn xây nhà 3 tầng ở Phú Hữu Đồng Nai, diện tích : 5x20m
    Công năng : 1 ga ra ô tô xe 7 chỗ , 4 ngủ, 4wc, 1 phòng thờ, 1 sân chơi. Rất mong nhận được báo giá từ công ty sớm nhất

  • Em đang muốn sửa chữa lại căn nhà cấp 4, cụ thể:

    – Đúc giả 1 lửng & 1 tầng suốt

    – Nâng nền, lát gạch, sơn toàn bộ nhà

    – Nâng nóc nhà lên 1 chút

    – Mở rộng cửa chính

    – Đi đường dây điện, ống nước lộ

    Địa điểm: huện Củ Chi, TP.HCM
    Cần công ty tới khảo sát tư vấn và làm dự toán ạ

  • Mình đang muốn sửa chữa lại căn nhà cấp 4, cụ thể:

    – Nâng nền, lát gạch, sơn toàn bộ nhà
    – Lợp tole
    – Đi đường dây điện, ống nước lộ
    – Làm lại Toilet
    Địa điểm: -Đường số 9 -Quận Bình Tân – TPHCM
    Cần công ty tới khảo sát tư vấn và làm dự toán. Cảm ơn!

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Bài viết liên quan

Khi nâng mái nhà có cần xin phép không

Quy trình xin phép nâng mái nhà tại địa phương đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và tuân thủ các quy định pháp lý. Bước đầu tiên là tìm hiểu quy định địa phương về xây dựng, sau đó thiết kế và lập kế…

Tại sao lại gọi là nhà cấp 4?

Thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nhà cấp 4 và quyết định liệu đó có phải là lựa chọn phù hợp cho bạn và gia đình không. Việc hiểu đúng về các đặc điểm, ưu điểm và hạn chế của nhà…

Có nên lắp đặt toilet trong phòng ngủ?

Có nên lắp đặt toilet trong phòng ngủ? Hãy đưa ra quyết định sau khi đọc những yếu tố này để có sự lựa chọn sáng suốt Việc quyết định lắp đặt toilet trong phòng ngủ là một quyết định quan trọng và đòi hỏi…

Nên lát sàn gỗ hay lát sàn gạch trong nhà sẽ tốt hơn?

Khi bạn đang xem xét việc lựa chọn vật liệu lát sàn cho ngôi nhà của mình, sàn gỗ và sàn gạch là hai lựa chọn phổ biến và đa dạng. Tuy nhiên, quyết định giữa sàn gỗ và sàn gạch phụ thuộc vào phong…

Sự khác biệt giữa việc sửa nhà và xây nhà

Khi quyết định giữa sửa nhà và xây nhà, quan trọng nhất là xác định rõ mục tiêu và nhu cầu của bạn. Tư vấn từ chuyên gia xây dựng là bước quan trọng để đảm bảo quyết định cuối cùng là sự lựa chọn…

Quy Trình Khảo Sát Sửa Chữa Cải Tạo Nhà Cũ

Khi bắt đầu hành trình chữa cải tạo ngôi nhà cũ, việc tiến hành khảo sát đúng kỹ thuật là quan trọng để đảm bảo rằng mọi công việc được thực hiện một cách chính xác và hiệu quả. Dưới đây là quy trình khảo…

Những Bí Quyết Sửa Nhà Đón Tết 2024

Chuẩn bị cho một Tết Xuân Giáp Thìn ấm áp và tràn đầy niềm vui không chỉ là việc tổ chức, mà còn là cơ hội tuyệt vời để tân trang lại không gian sống, mang đến sự mới mẻ và tích cực cho cả…

Tổng Hợp Tiêu Chí Chọn Nhà Thầu Sửa Chữa Nhà Uy Tín

Khi bước vào quá trình chọn lựa nhà thầu sửa chữa nhà, việc áp dụng một số tiêu chí cụ thể có thể là yếu tố quyết định giữa một dự án thành công và những vấn đề không mong muốn. Dưới đây là hướng…

Top Mẫu Nhà Cấp 4 Mái Nhật

Top Mẫu Nhà Cấp 4 Mái Nhật – Sự Lựa Chọn Yêu Thích Cho Nhiều Gia Đình Ngày Nay Mẫu nhà cấp 4 mái Nhật là một dạng kiến trúc lấy cảm hứng từ những ngôi nhà truyền thống ở đất nước hoa anh đào…