Tầng trệt là gì? Định nghĩa của tầng trệt và những lưu ý khi bố trí tầng trệt
Thuật ngữ “tầng trệt” xuất hiện nhiều trong các bản thiết kế nhà, các tài liệu về kiến trúc, xây dựng. Vậy tầng trệt là gì?
Tầng trệt là gì?
Chúng ta vẫn thường nghe nhiều về thuật ngữ tầng trệt trong thiết kế kiến trúc nhưng ít ai hiểu rõ tầng trệt có nghĩa là gì.
Trong từ điển tiếng Việt giải nghĩa rõ:
Tầng là khoảng không gian giữa hai mặt phẳng sàn hoặc giữa một mặt phẳng sàn với mái trong một ngôi nhà, tòa nhà.
Trệt có nghĩa là sát đất, ở dưới cùng.
Như vậy, hiểu đơn giản nhất, tầng trệt là khu vực sát mặt đất của ngôi nhà.
Trong thiết kế nhà ở, tầng trệt là tầng cơ bản, nền tảng của ngôi nhà, được sử dụng làm nơi sinh hoạt chung của các thành viên trong gia đình. Kiến trúc sư sẽ bố trí phòng khách, bếp, phòng ăn và phòng dành cho người già ở tầng trệt. Một số gia đình còn sử dụng tầng trệt làm nơi để xe.
Xem Thêm >>> Xây nhà thêm tầng để mở rộng không gian sống
Tầng trệt nhà phố
Tầng trệt nhà phố được sử dụng để bố trí các không gian sinh hoạt chung như phòng khách, bếp, phòng ăn.
Lưu ý, tầng không đồng nghĩa với sàn, hay tấm bởi thuật ngữ sàn và tấm không phải là thông số dùng để ước lượng chiều cao của ngôi nhà, tòa nhà. Chúng ta có thể gọi là tầng trệt nhưng không gọi là tấm trệt.
Tầng trệt và tầng 1
Tầng và lầu là 2 cách gọi tùy theo từng vùng, miền. Cụ thể, người miền Bắc gọi tầng sát mặt đất là tầng 1, tiếp theo là tầng 2, tầng 3…
Người miền Nam gọi tầng sát mặt đất là tầng trệt và dùng chữ “lầu” để đánh số độ cao. Ở đây, từ “lầu” có nguồn gốc từ chữ “lâu” trong tư Hán Việt, tức là rất cao, tầng trên của ngôi nhà.
Như vậy, lầu 1 sẽ tương ứng với tầng 2, lầu 2 tương ứng với tầng 3… ở miền Bắc. Ở miền Trung có sự giao thoa văn hóa giữa hai miền Bắc, Nam nên có nhiều nơi dùng từ “tầng”, cũng có nơi dùng từ “lầu”.
Tầng trệt trong tiếng Anh
Các nước châu Âu gọi tầng trệt, tầng sát mặt đất là “ground floor”, các tầng tiếp theo lần lượt là “first floor” (tầng 1), “second floor” (tầng 2)… Như vậy, cách quy ước của châu Âu khá tương đồng với các quy ước của miền Nam Việt Nam.
Tại Mỹ và phần lớn Canada, tầng trệt, tầng đầu tiên được gọi là “first floor”, tầng phía trên là “second floor” (tầng 2)… Cách quy ước này tương đồng với các quy ước của miền Bắc nước ta. tầng trệt nhà phố Tầng trệt trong tiếng Anh là “ground floor” hoặc “first floor” tùy theo từng quốc gia.
Xem Thêm >>> Công Ty Sửa Chữa Nhà Nâng Tầng Chuyên Nghiệp
Lưu ý khi thiết kế tầng trệt
Vốn là không gian đầu tiên của gia đình nên tầng trệt luôn được ưu tiên trong thiết kế nhà ở. Thiết kế tầng trệt khoa học, tiện dụng và hấp dẫn là những tiêu chí mà cả kiến trúc sư và gia chủ luôn hướng tới.
Chiều cao tầng trệt
Việc nắm rõ độ cao tầng trệt khá quan trọng để đảm bảo ngôi nhà tuân thủ quy định của luật xây dựng. Chưa kể, chiều cao tầng trệt còn ảnh hưởng đến không gian sinh hoạt cũng như hình thức bài trí nội thất của ngôi nhà. Do vậy, người thiết kế, thi công phải nắm rõ những quy tắc về chiều cao tầng trệt:
Lộ giới rộng hơn 20m thì chiều cao tối đa cho tầng trệt là 7m.
Lộ giới rộng 7-12m thì chiều cao tối đa cho tầng trệt là 5,8m.
Lộ giới rộng hơn 3,5m thì chiều cao tối đa cho tầng trệt là 3,8m.
Một ngôi nhà có chiều cao chuẩn sẽ đón nhận được những luồng khí tốt và mang lại sự thoải mái cho các thành viên trong gia đình.
Trong đó, chiều cao tầng trệt đóng vai trò quyết định chiều cao của ngôi nhà. Lý tưởng nhất, tầng trệt nên có chiều cao từ 3,6-4,5m tùy theo điều kiện của từng vùng cũng như của từng ngôi nhà. Tầng trệt quá cao hay quá thấp đều khiến ngôi nhà bị mất cân bằng.
Xem Thêm >>> Những mẫu thiết kế nhà phố 1 trệt, 1 lửng, 1 lầu đẹp
Chọn hướng tốt để mở cửa chính
Tầng trệt vốn là khu vực trọng điểm của bất cứ gia đình nào. Phong thủy tại tầng trệt đặc biệt quan trọng, nhất là hướng cửa chính. Vì thế, khi thiết kế nhà, cần xem tuổi gia chủ cũng như căn cứ vào hiện trạng xung quanh để bố trí cửa chính quay về hướng đón nhận được nhiều may mắn, tài lộc.
Thiết kế sự thuận tiện
Khi thiết kế tầng trệt, việc bố trí các không gian chức năng như phòng khách, phòng ăn và nhà bếp cần được xem xét kỹ lưỡng để đảm bảo sự thuận tiện cho việc sử dụng và tiếp cận. Điều này bao gồm:
-
Luồng di chuyển: Tạo ra các lối đi rộng rãi và thông thoáng giữa các phòng để dễ dàng di chuyển từ phòng này sang phòng khác mà không gặp cản trở. Điều này không chỉ tạo ra cảm giác thoải mái mà còn tạo điều kiện cho các hoạt động gia đình hàng ngày.
-
Bố trí hợp lý: Đặt các khu vực chức năng như phòng khách gần những điểm truy cập chính, như cửa ra vào hoặc nhà bếp, để tiện lợi cho việc di chuyển và tạo sự dễ dàng khi tiếp đón khách.
-
Tối ưu hóa không gian: Sử dụng không gian một cách hiệu quả bằng cách chọn lựa thiết kế đơn giản và sắp xếp nội thất một cách khoa học. Điều này giúp tạo ra không gian mở và thoải mái hơn.
-
Tính thẩm mỹ: Bố trí các không gian chức năng một cách hài hòa và thẩm mỹ, phản ánh phong cách sống và sở thích của gia đình. Đồng thời, lưu ý về màu sắc, ánh sáng và vật liệu để tạo ra một không gian sống đẹp mắt và ấm cúng.
Xem Thêm >>> Ấn tượng mẫu nhà phố 1 trệt 1 lầu 1 tum
Bố trí ính thẩm mỹ
Khi bố trí tầng trệt, việc tính đến yếu tố thẩm mỹ là rất quan trọng. Đây là một số ý tưởng để tối ưu hóa tính thẩm mỹ của không gian:
-
Phong cách kiến trúc: Chọn nội thất và trang trí phù hợp với phong cách kiến trúc của ngôi nhà. Nếu nhà có phom dáng hiện đại, hãy chọn những mẫu nội thất và trang trí hiện đại, sáng tạo. Trong trường hợp kiến trúc cổ điển, lựa chọn các đồ nội thất mang phong cách cổ điển và trang trí hợp lý.
-
Hài hòa và cân đối: Đảm bảo rằng mọi vật dụng và trang trí được bố trí một cách cân đối và hài hòa trong không gian. Tránh quá tải không gian bằng cách chọn lựa ít đồ nội thất nhưng có giá trị và ý nghĩa thẩm mỹ cao.
-
Sự thoải mái: Tạo ra một môi trường sống thoải mái và ấm cúng bằng cách sử dụng các màu sắc và vật liệu tạo cảm giác ấm áp và mờ mịn. Đồng thời, lưu ý đến việc chọn lựa các mẫu nội thất và trang trí mềm mại và êm ái.
-
Tạo điểm nhấn: Sử dụng các mẫu nội thất và trang trí để tạo điểm nhấn trong không gian, làm nổi bật những điểm đặc biệt và tạo điểm nhấn thị giác cho căn phòng.
- Ánh sáng và không gian mở: Tận dụng ánh sáng tự nhiên và tạo ra không gian mở bằng cách sử dụng cửa kính hoặc cửa sổ lớn. Ánh sáng tự nhiên không chỉ làm tăng tính thẩm mỹ mà còn tạo cảm giác rộng rãi và thoải mái cho không gian sống.
Tối đa hóa ánh sáng tự nhiên
Do nằm ở tầng thấp nhất nên tầng trệt thường thiếu sáng. Chủ nhà nên lắp cửa kính ở một số vị trí để đón được ánh sáng từ bên ngoài. Trong trường hợp các mặt đều tiếp giáp với hàng xóm, gia chủ có thể tận dụng mặt tiền phía sau hoặc bên hông nhà để lấy ánh sáng tự nhiên và đảm bảo lưu thông không khí trong nhà.
Xem Thêm >>> Kiểu tranh phong thủy giúp kích hoạt tài lộc
Xem Thêm >>> Những mẫu nhà mái Nhật 2 tầng đẹp hiện đại bậc nhất 2024
Việc bố trí tầng trệt không chỉ quan trọng về mặt chức năng mà còn về mặt thẩm mỹ và sự thuận tiện trong sử dụng. Bằng cách chọn lựa nội thất, trang trí và ánh sáng phù hợp, chúng ta có thể tạo ra không gian sống đẹp mắt, thoải mái và hài hòa. Sự kết hợp hợp lý giữa tính thẩm mỹ và tính chức năng sẽ làm cho tầng trệt trở thành trái tim của ngôi nhà, nơi mà mọi thành viên trong gia đình đều thấy thoải mái và hạnh phúc.
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Điện thoại: 0775 496 496 – 0366 829 829
Email: xaydungtruongtuyen@gmail.com
Nguồn link gốc: http://thanhnienviet.vn/2021/01/12/tang-tret-la-gi-luu-y-khi-bo-tri-tang-tret
[…] ty sửa nhà Thị trấn gôi | công ty sửa nhà thành phố nam định | công ty sửa nhà tại Nam Giang | công ty sửa nhà phường hạ long […]
[…] ty sửa nhà Nam Định | công ty sửa nhà Hải Hậu | công ty sửa nhà Ý YÊN | công ty sửa nhà Vụ Bản | công ty sửa nhà Xuân Trường | công ty sửa nhà […]
[…] Định | Dịch vụ chống thấm dột tại TP.Nam Định | Dịch vụ sơn nhà | Xây nhà trọ giá rẻ | Sửa chữa văn phòng tại Nam Định | Dịch vụ nâng […]
[…] ty sửa nhà Thị trấn gôi | công ty sửa nhà thành phố nam định | công ty sửa nhà tại Nam Giang | công ty sửa nhà phường hạ long […]
[…] ty sửa nhà Nam Định | công ty sửa nhà Hải Hậu | công ty sửa nhà Ý YÊN | công ty sửa nhà Vụ Bản | công ty sửa nhà Xuân Trường | công ty sửa nhà […]
[…] ty sửa nhà Thị trấn gôi | công ty sửa nhà thành phố nam định | công ty sửa nhà tại Nam Giang | công ty sửa nhà phường hạ long […]
Tôi muốn xây lên 1 tấm. Diện tích 3m5*10 m. Hiện nay nhà 1 tấm lợp mái tôn. Nếu bạn trả lời vào:
Email : Kimloananh@yahoo.com
Tôi muốn sửa chữa nhà 2 tầng ở Bình Chánh tổng diện tích sàn 100m2
Sơn, tô trát, ốp, lát, trần thạch cao trang trí, lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng…
bên công ty có làm cả nội thất nữa phải không ạ.
Mong công ty khảo sát tư vấn giúp tôi, xin cảm ơn
cho toi hoi tu mai goi nha thay ton co can xin giay phep phuong khong? xin cam on.
Cho tôi hỏi: Khoảng lùi phía sau nhà có được phép làm nhà vệ sinh không?